Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Cách chọn Bơ chín, thơm ngon

Cách chọn Bơ chín, thơm ngon không bị đắng

qua bo
Nguồn: Quả bơ
Quả bơ là quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng là loại trái cây tương đối khó chọn rất dễ bị đắng hoặc chưa chín. Hôm nay,
Hoaquanhapkhau.info xin giới thiệu với bạn đọc các chọn quả bơ thơm ngon, ruột dày.

- Vỏ quả bơ: Thường thì loại bơ có vỏ xanh điểm lấm tấm chấm vàng có tỷ lệ bơ sáp cao hơn, thịt dẻo và béo hơn loại bơ tím. Bơ sáp già thường có da căng bóng, cầm nặng tay, không ọp,  lắc có thể nghe tiếng hạt lăn nhẹ bên trong. Đó thường là bơ gần chín, ngon. Tuy nhiên, nếu khi lắc hạt lăn nghe quá rõ thì trái bơ đó thịt sẽ mỏng.

- Hình dáng bơ: Quả bơ dài thì thường hạt nhỏ hơn quả tròn nhưng lại nhiều xơ hơn bơ tròn.

- Cuống bơ: Nếu như cuống bơ to, mập mạp thì đó là bơ non. Cuống bơ đã có phần già, hơi khô lại rồi thì đó là bơ đã già, nên chọn. Hoặc dùng tay ấn ngay chỗ cuống, nếu thấy mềm thì đó là trái bơ sắp chín, có thể ăn sau vài tiếng. Mặc dù phần đuôi chưa mềm nhưng nó sẽ chín dần về sau.
- Khi ăn, nắn khắp quả bơ nếu thấy mềm tay thì mới bổ, vì nếu bổ khi bơ còn xanh thì bơ rất khó để chín lại.
- Không lấy những quả sờ vào mềm nhũn, vì nó đã nẫu hỏng, hoặc cũng không còn hương vị thơm ngon nữa.
Đừng để bơ quá lâu trong tủ lạnh, sẽ mất hương vị. Nên mua để ăn trong 1 - 2 ngày. Bơ còn xanh thì để ngoài cho chín rồi mới giữ trong tủ lạnh.

Chuối tiêu, tác dụng quả chuối tiêu

Chuối tiêu, tác dụng quả chuối tiêu

chuoi tieu
Quả Chuối tiêu
Chuối tiêu từng được mệnh danh là "quả trí tuệ". Theo truyền thuyết, tên gọi này bắt nguồn từ việc Phật tổ Thích ca Mầu ni sau khi ăn chuối tiêu chợt bừng sáng trí tuệ. Theo một truyền thuyết khác, chuối tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ, các học giả Ấn Độ thường bàn luận các vấn đề triết học, y học... dưới gốc chuối tiêu, đồng thời lấy loại quả này làm thức ăn duy nhất. Vì vậy, người ta gọi chuối tiêu là: "Nguồn trí tuệ". 
Các nhà y học trong lịch sử Trung Quốc cho rằng: Chuối tiêu là loại hoa quả có tính hàn, vị ngọt, không độc, có tác dụng giảm phiền khát, nhuận phổi, nhuận tràng, thông huyết mạch, bổ tinh tủy, dùng để chữa các chứng bệnh táo bón, khô khát, say rượu, sốt, viêm gan vàng da, sưng tấy... Quả tươi, dầu chuối, hoa chuối, lá chuối, củ chuối... đều có thể dùng làm thuốc. 

Y học hiện đại qua nghiên cứu đã chứng minh rằng: Chuối tiêu giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein, lipid, đường, cenlulose, kali, canxi, sắt, phốt pho, các vitamin A, B, C, E... Chuối tiêu ít natri, không có cholesterol, nhiệt lượng thấp hơn các loài hoa quả nói chung, ăn thường xuyên cũng không gây béo phì. 


Một nhà dinh dưỡng học người Đức còn phát hiện, chuối tiêu có tác dụng điều trị nhất định đối với các bệnh về tâm thần như dễ kích động, trầm uất..., gây tâm lý vui vẻ, yên tâm, thậm chí giảm nhẹ nỗi đau khổ, điều tiết trạng thái tinh thần. 
Ở Mỹ, qua nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy, nếu mỗi ngày ăn 1-2 quả chuối tiêu đều đặn, có thể giảm bớt các triệu chứng tai biến mạch máu não (trúng phong), cao huyết áp... do chuối có hàm lượng kali cao. Người Anh còn phát hiện chuối tiêu xanh có tác dụng phòng và chữa bệnh loét dạ dày rõ rệt. 
Vỏ chuối tiêu có tác dụng trị nấm, vi khuẩn; đem sắc vỏ chuối lấy nước rửa có thể trị hắc lào, viêm ngứa da. 
Hoa chuối tiêu đem đốt lấy tro toàn tính, tán bột, hòa nước muối có thể trị được bệnh đau dạ dày. Lá chuối tiêu giã, trộn nước gừng đắp vào chỗ sưng do nhiễm trùng, có công hiệu tiêu viêm, giảm đau. 
Dầu chuối có tác dụng chữa phong nhiệt, phiền khát, bôi chữa vết bỏng da. Việc chải đầu bằng dầu chuối giúp chữa chứng tóc khô vàng, làm đen tóc. 
Việc ăn chuối quả thường xuyên có tác dụng hạ huyết áp, rất hợp với người bị mắc bệnh cao huyết áp, trĩ chảy máu, táo bón. 
Củ chuối chứa chất phenol. Nước củ chuối có tác dụng nhanh chóng hạ sốt đối với người mắc bệnh "viêm não B" bị sốt cao, chữa mụn nhọt. 
Chuối tiêu tính hàn cho nên người bị bệnh tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không nên ăn nhiều. 

Một số bài thuốc dùng chuối tiêu: 

- Cao huyết áp: Ngày ăn 3 lần, mỗi lần 1-2 quả, liền trong 2 tháng. 
- Loét dạ dày: Chuối xanh sấy khô, tán thành bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 gam. 
- Ngứa da: Sắc vỏ chuối lấy nước rửa. 
- Bỏng da: Dùng dầu chuối bôi, ngày 1-3 lần. 
- Táo bón: Quả chuối 250 gam, ăn trước khi ngủ. 
- Mụn nhọt: Lá chuối tiêu tươi giã nát, vắt lấy nước bôi. 
- Nứt nẻ da chân tay: Chuối tiêu 1 quả, chuối nhừ càng tốt, sấy nóng. Mỗi buổi tối rửa tay chân bằng nước ấm, xoa chuối vào chỗ đau, dùng liên tục sẽ khỏi. 

Mẹo chọn sầu riêng già, chín, thơm

Cách chọn sầu riêng thơm ngon chất lượng

Chọn quả phải phân múi đều (các đường khứa dài, to gần như nhau), không chọn quả vẹo mà chọn quả có eo bánh mỳ, “to” đều các chỗ. Chọn mua quả đã hơi nứt nhẹ, có mùi thơm đậm.

Nhìn cuống sầu riêng còn tươi hay bị héo. Chọn quả trái còn cuống xanh cứng, ngửi có mùi thơm ngọt đậm đà kéo dài, màu đặc trưng.
Gai sầu riêng: Nở to đều, ít nhọn, cứng chắc. Bóp 2 gai gần nhau lại với nhau. Nếu quả nào già thì gai cứng. Quả non, gai sẽ mềm.
Xem cách tách vỏ của người bán hàng: Sầu riêng già và chín thì 5 khe trên quả tự tách, người bán hàng tách khía rất nhẹ nhàng, đơn giản. Nếu người bán hàng phải “ra sức” tách là quả còn non.
Lưu ý khi mua: Người bán hàng thường tách sẵn một khía sầu riêng và “thao tác” làm cho cơm sầu riêng ở khía đó chín vàng, thơm lừng. Nhưng nếu mua cả quả về, các múi khác trong quả vẫn sống và sượng. Tốt nhất nên xem xét và mặc cả với người bán hàng trước khi mua.
Một quả sầu riêng tạm coi là đạt tiêu chuẩn:

Nguồn: hoaquanhapkhau.info

 Bổ ra như này:
Sầu riêng hạt lép thơm ngon chất lượng
Cơm sầu riêng màu trắng ngà hoặc màu mỡ gà bao quanh hạt. Cơm càng dày, vị càng ngọt, béo và dậy mùi. Cơm sầu riêng bổ ra, giữ ở nhiệt độ - 24độ C có thể bảo quản 3 tháng không mất mùi vị.
Hạt sầu riêng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Cả nhà ăn xong, đừng vội vứt hạt đi. Có thể luộc, nướng hoặc rang chín, gọt bỏ phần vỏ nâu, ăn bùi hơn hạt dẻ Trùng Khánh nhé! Nếu không, có thể đem hạt sầu riêng nấu canh với thịt lợn ăn rất bổ.
Không nên ăn quá nhiều sầu riêng 1 ngày
Sầu riêng là 1 loại hoa quả rất bổ nhưng rất nóng. 1 ngày, mỗi người không nên ăn quá 150g cơm sầu riêng.
Không ăn sầu riêng khi uống rượu, có thai, người mỏi mệt, người bị tiểu đường, cao huyết áp, đang sốt.
Giá tham khảo:
Loại ngon nhất: 55k/kg.
Loại “ít” ngon hơn: 40 - 45k/kg.

Cách chọn quả anh đào tươi ngon

Cách chọn quả anh đào, trái anh đào (cherry) tươi ngon


Anh Đào (cherry)
Quả Anh Đào
Hoaquanhapkhaudonavi sẽ cung cấp thêm cho quý khách hàng cách chọn quả Anh Đào (Cherry) và các thông tin hữu ích về loại quả này.(Cherry) thuộc cùng họ trái cây với mơ, đào hồng, đào, mận và cây sơn trà. 

Cây trưởng thành có màu xám bạc và cao tận 10m. Lá cây anh đào tròn dài và mảnh dẻ. Quả anh đào hình tròn có đường kính 1-3 cm, cuống dài 2-7cm được giữ nguyên sau khi thu hoạch. 

Vỏ quả anh đào trơn, bóng, thường có màu đỏ hoặc đỏ thẫm đến đen. Ăn có vị ngọt và mát.

Bạn có biết?
• Từ anh đàocherry’ đến từ thị trấn Turkish town of Cerasus
• Cùng họ với loài hoa hồng
• Được trồng từ hàng nghìn năm nay
• Không thể chín sau khi thu hoạch.
Vì sao bạn nên ăn anh đào?
- Cherry cung cấp đầy đủ Vitamin C – 160g là đủ cho 1 ngày
- Ngoài ra Cherry còn chứa nhiều Vitamin và khoáng chất khác
- Hỗ trợ người giảm cân.
Cách chọn anh đào ngon?
Loại anh đào chất lượng có màu đỏ tươi, đỏ thẫm và cuống màu xanh. Tránh quả mềm, dập hoặc ủng. Những quả cứng và nhỏ thường ít nước và ít mùi thơm.
Anh Đào (cherry)


Cách bảo quản
Giữ trong hộp nhựa và cất trong tủ lạnh. Nên ăn nhanh để quả giữ độ tươi.
Những vùng chính trồng anh đào tại Úc

Đến với Việt Nam, Anh Đào là 1 trong các loại hoa quả nhập khẩu giàu dinh dưỡng và công dụng to lớn, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn làm món tráng miệng cho gia đình hay làm quà biếu, tặng...

Quả Lê, tác dụng quả Lê

Quả lê
Quả lê
Chuyện xưa kể lại rằng: Vua Đường Huyền Tông từng bị ho nhiều đờm, khó chịu trong lồng ngực, họng khô, miệng khát, giọng khản đặc, thầy thuốc trong cung chữa mãi không khỏi. Nhà vua giận lắm, ra lệnh cho ngự y trong bảy ngày phải chữa khỏi, nếu không sẽ nghiêm trị. Các thầy thuốc trong cung ăn ngủ không yên, thấp thỏm chờ ngày mất đầu. Một ngự y già lo sợ sinh ốm, nằm liệt giường. Học trò đem lê đến thăm thầy. Khi biết lý do thầy ngã bệnh, anh học trò phẫn uất định đầu độc Đường Huyền Tông, bèn bảo vợ thầy thái vụn lê, nấu kỹ thành cao, còn mình đi mua thuốc độc định đem về trộn vào để hại vua. Khi mua được thuốc độc trở về thì không thấy vợ thầy và món cao lê đâu. Thì ra bà vợ đợi lâu sốt ruột, sai con đem luôn vào cung. Nào ngờ nhà vua ăn món này xong, bệnh lại khỏi ngay. Vua vui mừng trọng thưởng cho hai thầy trò ngự y già. 
Tác dụng trị ho, tiêu đờm của lê xưa nay đã được thừa nhận. Việc ăn quả Lê giúp nhuận phổi, giáng hỏa, sinh tân dịch, dưỡng huyết, chữa khản tiếng, nhuận tràng, chữa nhọt, giã rượu với hiệu quả khá cao.
Theo phân tích khoa học, quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axít acetic... Việc ăn lê thường xuyên có tác dụng tốt trong điều trị bệnh cao huyết áp, tim mạch (dẫn tới váng đầu hoa mắt, tim đập loạn nhịp, ù tai), lao phổi, viêm phế quản cấp tính. Hàm lượng vitamin, đường khá phong phú trong quả lê có tác dụng bảo vệ gan, dưỡng gan và lợi tiêu hóa khá tốt. 
Do lê là loại hoa quả có tính hàn nên người bị bệnh đau lạnh bụng, đi lỏng không nên dùng; không ăn lê bị dập nát để tránh mắc bệnh đường ruột. 
Các bài thuốc dùng quả lê: 
- Ho khan do phế nhiệt: Lê vài quả bỏ hạt, giã nhỏ, cho đường phèn vào trong, hấp cách thủy đến khi tan đường thì ăn; thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho. 
- Ho nhiều đờm lẫn máu: Lấy 1,5 kg lê bỏ hạt, ninh thành cao, cho mật ong với lượng vừa phải vào trộn đều. Mỗi lần lấy ra 2-3 thìa con hòa nước sôi uống. Thuốc có tác dụng nhuận phổi, sinh tân dịch, tan đờm. 
- Ợ hơi: Lê 1 quả, đinh hương 15 hạt, đem bỏ hạt lê, cho đinh hương vào trong, bọc 4-5 lần giấy ướt, om nhừ để ăn. 
- Viêm khí quản: Lê 2 quả, bột xuyên bối 10 gam, đường phèn 30 gam. Bỏ hạt lê, cho bột xuyên bối và đường phèn vào trong quả lê, hấp ăn ngày 2 lần vào sáng sớm và tối. 
- Đau mắt sưng đỏ: Ngâm hoàng liên vào nước lê ép, nhỏ vào mắt ngày vài lần. 
- Tiêu đờm, thông đại tiện: Dùng nước lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước hạt mạch, nước ngó sen khuấy đều, uống nguội hoặc đun nóng. 
- Chữa hôi miệng: Trước khi ngủ ăn 2 quả lê
- Trẻ em bị phong nhiệt, chán ăn: Lê 3 quả rửa sạch, thái miếng, đổ 3 lít nước, đun đến khi cạn còn 1 lít, bỏ bã, đổ gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn.

Nguồn: Hoa quả nhập khẩu

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Giá hoa quả nhập khẩu và hoa quả Việt Nam tháng 6, 2013

Giá Hoa Quả Nhập Khẩu & Hoa Quả Việt Nam 
Tháng 6, năm 2013

Một số chú ý dành cho bạn đọc:
1. Giá các loại hoa quả được tính trên 1kg.
2. Giá màu đỏ đậm là giá đã thay đổi so với tháng trước đó.
3. Click xem: Giá Hoa Quả các tháng khác trên website.
4. Click cột "Thông tin" để xem thêm về nguồn gốc, đặc tính của từng loại hoa quả.
5. Giá hoa quả tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không bán bất kỳ sản phẩm nào.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Giá Hoa Quả Nhập Khẩu Tháng 5, 2013

GIÁ HOA QUẢ NHẬP KHẨU TẠI HÀ NỘI

Bảng báo giá là kết quả của sự tổng hợp từ Cục Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và rất nhiều cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu tại Hà Nội. hoaquanhapkhaudonavi - Sẽ cung cấp cho các độc giả bảng báo giá hàng tuần, tháng với từng loại hoa quả nhập khẩu, hoa quả Việt Nam tại thị trường Hà Nội, Việt Nam.